08 tháng 9, 2006

Hướng dẫn sử dụng Cool Edit Pro (thu âm chuyên nghiệp)

Xin giới thiệu phần mềm Cool Edit Pro, sẽ biến căn phòng của bạn thành một studio thu âm chuyên nghiệp. Nhưng trước tiên bạn phải chuyên nghiệp cái đã. Bài viết sau là cách mà tôi làm ra một bản nhạc do chính tôi “hét”, nó là kinh nghiệm của tôi sau nhiều lần vọc. Thật không thể tin nổi. nhờ nó mà cái giọng bò rống của tôi có thể sánh ngang với Đan Trường, khà.. khà...Tuy nhiên kinh nghiệm của tôi chưa hẳng là hay, hy vọng các bạn làm còn hay hơn tôi làm, và hãy chia sẽ cho những người bạn mê ca hát, để họ có thể thỏa mãn ước mơ được làm ca sĩ dù chỉ một lần.

Bạn có thể tìm Cool Edit Pro bản Full ở các cửa hàng dịch vụ tin học hay tải ở đây

Hoặc vào http://www.phazeddl.com/ gỏ tên chương trình vào ô search.

Sau khi đã cài đặt, bạn chạy chương trình, đây là giao diện chính:














  • Bước 1: chuẩn bị

- Phải có microphone (thứ dùng để chat void ý)

- Một file nhạc nền (karaoke, không lời) với bất cứ định dạng âm thanh nào (mpg, wma, mp3….) hoặc là đĩa karaoke bạn thường hát bằng đầu VCD.

Các file karaoke có thể tìm tại :

- Karaoke dạng wma, mp3 ở đây

- 2000 bản karaoke .mpg ở đây

- Một đóng karaoke .mpg ở đây

- Hoặc tìm trên Google nhưng hơi cực một chút.

- Giờ thì kiểm tra cái microphone xem nó có hoạt động chưa : Nhấp đúp lên cái thanh như trong hình.

-


- Bạn alô vài tiếng xem 2 cái thanh màu xanh nó có nhảy theo không. Nếu nó nhảy lên xuống theo giọng alô của bạn thì mic hoạt động tốt.





- Nếu nó không nhảy thì bạn vào menu Options/windows recording mixer hộp Recording Control hiện ra :

- Bạn đánh dấu kiểm vào ô select của cột Microphone, xong rồi đóng cửa sổ lại. (nói thêm: nếu bạn muốn thu 1 bản nhạc phát ra từ loa của máy tính thì bạn đánh dấu vào cột Wave)












- Bạn muốn thu từ đĩa karaoke thì trước tiên phải tách tiếng hát của ca sĩ ra, tôi sẽ chỉ cách tách tiếng trong bước 3.

  • Bước 2 : Chèn file karaoke.

- Nếu bạn đã có file karaoke (dạng audio không có hình) thì : bạn nhấp chuột trái vào Track 1 cho nó hiện hành (track 1 sáng hơn các track khác) rồi chọn menu Insert/wave from file chọn file nhạc muốn thu rồi nhấn Open. (chú ý: bạn muốn chèn file nhạc vào track nào thì bạn phải cho track đó hiện hành, click chuột phải lên track nào đó rồi chọn Insert/wave from file)







- Nếu file nhạc karaoke của bạn có dạng video (hoặc đĩa karaoke ) thì chọn Insert/video from file…. Chọn file trên ổ CD Rom rồi nhấn Open

  • Bước 3: Tách tiếng từ VCD karaoke

- Khi bạn chèn một file karaoke có hình, thì tại track 1 sẽ chứa file hình ảnh, và track 2 chứa âm thanh. Và 1 cửa sổ hiển thị video.











- Nhấn nút play để nghe nhạc, bạn sẽ nghe thấy nhạc và tiếng của ca sĩ hát, bạn click chuột phải vào track 2 (nơi có tính hiệu âm thanh) chọn Adjust wave block pan và kéo nút trượt về phía tận cùng left hoặc right cho đến khi tiếng hát của ca sĩ mất đi thì bạn đóng cửa sổ pan lại.






- Khi đó, bạn chỉ nghe được có 1 bên loa, nhưng bạn đừng lo lắng về chuyện này, miễn sao bạn không còn nghe tiếng ca sĩ hát nữa là được.

- Nhấn nút Stop rồi chọn menu Edit/Mixdown To Empty Track 3/Selected Waves (mono) là để tạo ra 1 file nhạc không có tiếng ca sĩ vào track 3











- Bây giờ bạn gở bỏ file âm thanh ở track 2 ra, click phải vào track 2 và chọn Remove Block hoặc chọn track 2 nhấn Del

- Bạn nhấn play để nghe âm thanh của track 3, giờ thì bạn đã nghe thấy đầy đủ 2 bên loa và không có tiếng ca sĩ hát, nhưng tiếng hơi nhỏ, bạn tăng volume bằng cách click chuột phải lên track 3 chọn Adjust wave block volume và tăng volume lên 5 thôi là vừa.










- Còn 1 cách khác để bạn chỉnh volume của track là click chuột phải vào ô VO như hình :




- Vậy là bạn đã tách tiếng ca sĩ ra khỏi bài hát rùi đó, bạn có thể lưu lại những việc bạn đã làm từ nãy giờ đề phòng đứa mất dại nào đó cúp cầu dao điện và bạn chỉ còn biết khóc tiếng tầu *!#!@@.

- Vào menu File/save session, đặt tên gợi nhớ , chọn vị trí lưu nhấn OK, một cửa sổ nữa sẽ hiện ra hỏi bạn có lưu track 3 hay không. Dĩ nhiên là nhấn Yes rồi, lưu vào cùng nơi với file .sec cho dễ. Bạn để ý phía dưới hộp thoại lưu cho phép bạn lựa chọn lưu với nhiều kiểu định dạng, bạn nên chọn dạng wma hoặc mp3 cho đở tốn bộ nhớ.

- Khi đã lưu session bạn sẽ dễ dàng mở session đó bằng lệnh File/Open session.

  • Bước 4: Thu âm

- Hiện giờ file nhạc nền nằm ở track 3, bạn nên di chuyển nó lên track 2 cho dễ nhìn. Di chuyển bằng cách click và đè chuột phải lên trên track 3 rồi kéo thả vào track 2.

- (Nếu đè phím Shift + thao tác như trên thì bạn sẽ có lệnh copy track đó, nhớ là đề shift trước nhé)




- Roài.. bật cái nút có chử R màu đỏ ở track 2 lên, nghĩa là bạn sẽ thu giọng hát của mình lên track 3




- Kế bên nút đỏ là 2 nút :vàng (S), xanh (M)

- Khi nút vàng được bật, nghĩa là khi play chỉ có mỗi track đó được lên tiếng, các track khác sẽ “câm họng” hết.

- Khi nút xanh được bật, nghĩa là track đó “câm họng” lại

- Bạn đã bật nút đỏ ở track 3 roài phải không,

- Bây giờ bạn hãy đóng hết tất cả các cánh cửa, không cho 1 âm thanh nào vào trong phòng, nếu nhà bạn có nuôi chó thì bạn nên bịt mỏ nó chúng lại, bạn cũng nên uống 1 cốc nước và “hí” lên vài tiếng để cho thấm giọng. Bạn đeo tai phone vào và để cái mic ra xa miệng một tí, vì nếu để gần hơi thở của bạn sẽ nghe rõ hơn tiếng hát.

- Chuẩn bị tư thế và nhấn nút Record màu đỏ để bắt đầu thu.





- Trong lúc thu, cái vạch màu vàng sẽ di chuyển theo, khi bạn nhấn nút Pause hay stop thì cái vạch cũng đứng yên. Bạn có thể di chuyển cái vạch này bằng cách nhấn và giữ chuột tại một trong hai đầu của nó.

- Sau khi bạn “hét” hết bản nhạc thì nhấn nút Stop . Bạn nhấn Play để nghe lại tác phẩm của mình.

- Bạn sẽ thấy giọng hát của mình nghe rất thô và hơi nhỏ.

- Bạn tăng volume cho tiếng hát bằng 2 cách đã nói ở bước 3 (tăng vừa vừa thôi nhé)

  • Bước 5: Xử lý tạp âm và các khoảng lặng

- Trong lúc đang thu, bổng cao hứng “hắc xì” 1 cái, thôi chít… làm sao đây. Thì thu lại từ đầu chứ sao nữa. Nhưng nếu cái “hắc xì” đó không nằm trong đoạn có tiếng hát thì bạn có thể gở bỏ nó ra hoặc cho nó yên lặng. Làm như sau:

- Bạn quét khối đoạn có tiếng “hắc xì” (giống như quét khối văn bản vậy đó) rồi phóng to đoạn đó bằng nút Zoom to Selection. Bạn cũng nên tập làm quen với các nút zoom, có tất cả 8 nút zoom và bạn sẽ cần đến chúng rất nhiều.







- Bạn nhấn play cho nó hát rồi phóng to cho đến khi xác định được cái đoạn “hắc xì”, bạn quét khối những tính hiệu “hắc xì” rồi click chuột phải chọn Edit waveform hoặc nhấn nút switch to multitrack view (F12).



- Màn hình chuyển qua chế độ edit nhưng vẩn giữ nguyên đoạn quét khối của bạn, bạn click phải vào đoạn quét khối chọn Silence (yên lặng), thế là đoạn “hắc xì” trở thành yên lặng rồi.














- Nhấn F12 để trở lại giao diện chính. và sử dụng các nút phóng to thu nhỏ để xác định các tiếng “hắc xì” kế tiếp.

- Còn muốn chèn vào khoảng lặng thì làm sao ?: nhấn F12 chuyển qua chế độ Edit, để cái vạch vàng tại nơi bạn muốn thêm khoảng lặng, chọn menu Generate/Silence hộp thoại hiện ra và bạn nhập vào số thời lượng cho khoảng lặng.. xong ok.

- Trong menu chuột phải bạn sử dụng các lệnh cut, copy, paste giống như trong xử lý văn bản.

- Lệnh Trim dùng để lấy vùng được quét khối.

  • Bước 6: Tạo hiệu ứng cho tiếng hát.

- Có 2 cách để tạo hiệu ứng : Cách 1 là tạo hiệu ứng ngay tại giao diện chính. Cách 2 là tạo hiệu ứng trong chế độ Edit (nhấn F12)

- Tôi sẽ làm theo cách 1 vì nó tiện và nhanh hơn rất nhiều. Bắt đầu thôi...

- Nhấn vào nút FX trong track 3 (track chứa tiếng hát của bạn ý). Một cửa sổ hiện ra bạn sẽ thấy có 6 bộ hiệu ứng, kế bên mỗi hiệu ứng có 1 dấu “+”. Nhấn vào dấu + sẽ sổ ra các hiệu ứng con. Nút Add là thêm hiệu ứng đang chọn, Remove là gở bỏ hiệu ứng đang chọn.











- Bạn chỉ chọn 2 hiệu ứng như sau:

- Full Reverb trong Delay Effects (hiệu ứng hồi âm)

- Parametric Equalizer trong Filters (hiệu ứng lọc âm )

- Hai hiệu ứng được chọn sẽ nằm trong khung bên phải, sau đó bạn nhấn ApplyOK

- Lúc này, nút FXtrack 3 bật sáng, bạn hãy nhấn vào nó 1 lần nữa.

- Một cửa sổ hiện ra gồm có 3 thẻ : Full Reverb, Parametric Equalizer, Mixer








- Tại thẻ Full Reverb: Trong cái listbox là các kiểu tạo hiệu ứng hồi âm, bạn chọn kiểu VioliHapsiHornHall.






- Tại thẻ Parametric Equalizer : Trong cái listbox là các kiểu lọc âm, bạn chọn kiểu R&BGroove.






- Bạn nhấn play để nghe tiếng hát của mình sau khi đã áp dụng các hiệu ứng.

- Bạn có thể vừa nghe vừa điều chỉnh các thanh cuộn trong từng thẻ để thấy sự thay đổi của tiếng hát.

- Khi điều chỉnh vừa ý, bạn có thể lưu lại các giá trị này để sau này áp dụng cho track khác, lưu bằng cách nhấn nút Add (kế bên cái listbox) rồi đặt một cái tên gợi nhớ. Nút Del là xóa đi cái hiệu ứng đang hiện hành trong listbox.



- Nút Rack Setup mở cửa sổ cho phép thêm bớt các hiệu ứng.

  • Bước 7: Tạo thêm hiệu ứng hát bè hay vang vọng.

- Bước 6 là chỉ mới làm cho tiếng hát của bạn trong trẽo hơn và hay hơn mà thôi. Để làm giống như có 3,4 người cùng hát hoặc là có người hát nháy theo sau 1 khoảng, thì ta làm như sau:

- Những bước sau đây hơi nguy hiểm, nếu bạn cảm thấy làm sai thì nhấn Ctrl_Z để undo

- Trước tiên bạn phải tách các đoạn tín hiệu mà bạn muốn áp dụng hiệu ứng bè:

- Quét khối đoạn, click phải chọn Split, sau đó bạn kéo đoạn vừa tách xuống track 4 (kéo bằng cách đè chuột phải rồi lê xuống) Bạn nhớ kéo cho nó ngay hàng dọc nhé, bạn nên để cái vạch vàng ngay giữa 2 cái block để khi kéo xuống bạn sẽ dễ thấy nó ngay ngắn.

--à









- Tiếp tục như thế cho các đoạn kế tiếp.











- Như vậy là các đoạn ta muốn tạo hiệu ứng hát bè nằm ở track 4.

- Bây giờ tạo hiệu ứng cho track 4 giống y chang như các hiệu ứng ở track 3 (ở bước 6)

- Ta thêm 1 hiệu ứng nữa vào trong track 4. Đó là:

- Delay trong Delay Effects. (hiệu ứng lập lại)

- Mở thẻ Delay ra, chọn trong listbox là kiểu Tunnel.






- Nhấn Play để vừa nghe vừa chỉnh các thông số cho vừa ý.

- Xong bước 7.

  • Bước 8: Trộn tất cả track thành một bài hát.

- Bạn nên save session trước.

- Khi đã save session bạn chọn menu File/Save Mixdow As

- Cửa sổ hiện ra, chọn vị trí lưu bài hát của bạn, tại Save as type mặc định là lưu dạng .wav. Theo tôi bạn nên chọn dạng wma hoặc mp3 là 2 dạng thông dụng.

- Giả sử tôi đã chọn lưu dưới dạng mp3. Nhấn vào nút Option ở phía dưới , một cửa sổ hiện ra, bạn chọn trong cái listbox đầu tiên là 128Kbps stereo (Internet) rồi OKSave.











- Sau khi đã save xong, bạn có thể mở window media player để thưởng thức giọng hét của mình và đăng lên Blog để bạn bè thưởng thức chấm điểm. Chúc bạn “xào” Cool Edit vui vẽ.

Nói thêm: Khi gần kết thúc bài hát, người ta thường làm cho âm lượng nhỏ dần dần. Cách làm như sau:

- Nhấn nút Edit Envelopes rồi click chuột vào track 1, bạn sẽ thấy hiện ra những ô vuông nhỏ màu trắng (gọi là node), bạn chỉ quan tâm đến những node nằm ở cạnh trên (đường màu xanh lá) của track, nó chính là biểu hiện âm lượng của track 1.







- Click trái vào đường xanh để tạo ra 1 node, và kéo nó di chuyển đến gần cuối bài hát rồi buông ra (để xóa 1 node, bạn kéo node ra khỏi track 1), bạn kéo cái node cuối cùng xuống đụng cạnh dưới của track 1 (xem hình). Như thế là bài hát sẽ nhỏ dần khi gần kết thúc.







---xxx---

07 tháng 9, 2006

Tìm lại các mã cài đặt bằng “Win CD Keys”

  • TT - Bạn đang chuẩn bị cài đặt lại máy tính giống hệt như hệ thống hiện tại đang chạy nhưng bỗng phát hiện rằng mình đã làm mất tờ giấy ghi lại các mã cài đặt (CD Key) của bộ đĩa gốc? Công cụ mang tên Win CD Keys sẽ giúp bạn “moi” lại toàn bộ các CD Key của Windows XP, Microsoft Office đang lưu trong máy tính.
  • Khi giao diện đầu tiên của Win CD Keys hiện ra, bạn có thể chọn một trong hai chế độ săn CD Key là “Automatic” hoặc “Manual”, nhưng tiện nhất là chọn “Automatic” đánh dấu vào “Enable logging”, sau đó chỉ việc nhấn “Next” để Win CD Keys bắt đầu quá trình phân tích để tìm ra toàn bộ mã số cài đặt của bộ Windows XP và Microsoft Office.
  • Kết quả tìm được sẽ được liệt kê chi tiết ở bảng “View Decrypted CD Keys”, bao gồm tên sản phẩm, mã định danh sản phẩm “Product ID” và quan trọng nhất là toàn bộ CD Key dùng để cài đặt ban đầu. Bạn có thể lưu lại, sao chép hoặc xem các kết quả tìm được này dưới dạng HTML, text hoặc Excel... tùy ý.
  • Ngoài việc săn CD Key của Windows XP và Microsoft Office, Win CD Keys còn săn được mã cài đặt của hàng loạt sản phẩm khác của Hãng Microsoft như: Microsoft Visual Studio, Microsoft FrontPage, Microsoft OneNote, Microsoft Visio, Microsoft Money, Microsoft SQL. Win CD Keys chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows từ 2000 trở lên.

Bạn đọc quan tâm có thể vào http://www.passcape.com/download/pwcdkey.zip để tải về bản dùng thử với dung lượng chỉ khoảng 600KB.

THỤY KHANH

So sánh phần cứng bằng “Performance Test”


TTO - Bạn vừa sắm một máy tính đời mới thuộc dạng “Deluxe”? Hãy dùng công cụ mang tên “Performance Test” để so sánh điểm số kỹ thuật Benchmark từ máy của bạn với các máy tính thuộc dạng “hàng hiệu” khác để xem máy của bạn mạnh đến cỡ nào!

Performance Test (PT) là công cụ tính điểm thông số kỹ thuật máy tính (Benchmark) thuộc dạng hàng đầu hiện nay. Ngoài khả năng kiểm nghiệm độc đáo để tính điểm Benchmark máy tính, PT còn so sánh các điểm Benchmark từ máy tính của bạn với các điểm Benchmark của các máy tính hàng hiệu khác, để bạn có một cái nhìn trực quan về sức mạnh của chiếc máy tính mà bạn sở hữu.

Chọn kiểu máy chuẩn để so sánh với máy của bạn

Sau khi cài đặt và kích hoạt PT thành công, bạn nên nhấn vào nút “Select the Baseline results to be displayed” để chọn một kiểu máy tính hàng hiệu nào đó để so sánh với máy tính của bạn. Giao diện “Select the Baseline results to be displayed” sẽ liệt kê ra cho bạn khoảng 30 kiểu máy tính hàng hiệu thuộc dạng tiêu chuẩn hiện nay để bạn chọn và so sánh. Loại máy mạnh nhất trong danh sách này được trang bị chip xử lý Pentium IV đạt tốc độ 3 GHZ, còn loại yếu nhất là Pentium III tốc độ 930 MHz. Trong danh sách máy hiệu này cũng liệt kê hàng loạt kiểu máy gắn chip xử lý AMD hoặc Pentium M để bạn tha hồ so sánh.

Bạn nên lựa chọn kiểu máy có cấu hình tương đương với máy của mình để dễ bề so sánh. Chẳng hạn máy của bạn là kiểu cực mạnh thì nên so với với những kiểu máy như Acer Veriton 7600GT Pentium4 3000 Intel 82865G hoặc DELL GX270 Intel Pentium 4 3000 Intel 82865G… tương tự như vậy ở những kiểu máy yếu hơn… Sau khi chọn được kiểu máy so sánh thì bạn nhấn vào nút “Add^” để đưa nó vào danh sách so sánh với máy của bạn.

- Nhấn vào nút “Run CPU Test Suite” để so sánh về tốc độ CPU với máy chuẩn. PT sẽ đưa ra cho bạn 7 điềm số so sánh.

- Nhấn vào nút “Run 2D graphics test suite” để tìm hiểu về khả năng xử lý đồ họa 2D của máy tính. Quá trình Test sẽ liệt kê ra hàng loạt hiệu ứng xử lý màu dạng 2D khá hấp dẫn. Khi Test thành công, PT sẽ đưa ra cho bạn 5 điểm số so sánh về khả năng xử lý đồ họa 2D với máy chuẩn.

Giao diện “Run 3D graphics test suite”

- Nhấn vào nút “Run 3D graphics test suite” để tìm hiểu về khả năng xử lý đồ họa 3D của máy tính. Quá trình Test 3D này của PT tỏ ra vô cùng hấp dẫn với nền thử nghiệm là một phi độ máy bay tiêm kích bay lượn lờ giữa một phong cảnh núi non hùng vĩ, hệt như khung cảnh của một game 3D. Khi Test thành công, PT sẽ đưa ra cho bạn 3 điểm số so sánh về khả năng xử lý đồ họa 3D với máy chuẩn.

- Nhấn vào nút “Run memory test suite” để tìm hiểu về tốc độ xử lý của bộ nhớ máy tính. PT sẽ đưa ra cho bạn 5 điểm số so sánh về khả năng xử lý RAM với máy chuẩn.

- Nhấn vào nút “Run Disk test suite” để tìm hiểu về 3 điểm số Benchmark đĩa cứng của bạn so với máy chuẩn.

Toàn bộ mọi thông số thử nghiệm theo điểm chuẩn
đều được PT liệt kê ra đầy đủ kèm theo biểu đồ hình cột trực quan. Thông số Benchmark máy của bạn biểu thị bằng thanh biểu đồ màu xanh, còn máy so sánh sẽ là màu đỏ. Nếu thanh thông số màu xanh của bạn dài hơn thanh màu đỏ của máy, chứng tỏ thông số kỹ thuật phần cứng đó của máy bạn “ngon” hơn máy tiêu chuẩn và ngược lại.

Giao diện so sánh trực tiếp nhãn hiệu, dung lượng...

Nếu bạn không quan tâm đến điểm số Benchmark của từng chi tiết kỹ thuật thì bạn chỉ việc so sánh đơn giản bằng cách nhấn vào nút “Display Information about this computer and the Baselines” để so sánh trực tiếp tên tuổi, dung lượng… của các phần cứng trong máy của bạn với các phần cứng của máy đối chứng.

Công ty PassMark Software đang bán ra bản Performance Test 6.0 với giá là 24 USD. Bạn đọc quan tâm có thể vào đây để tải về bản dùng thử với dung lượng là 3,5 MB hoặc tìm mua bản chính thức tại các cửa hàng phần mềm.

THỤY KHANH

02 tháng 9, 2006

Bật/tắt máy tính tự động và hơn thế nữa

TT tuổi trẻ tin nhanh

Có bao giờ bạn nghĩ rằng mỗi sáng sớm, thay vì phải nghe tiếng réo inh ỏi của đồng hồ báo thức, bạn lại được nghe bản nhạc mình yêu thích và thức dậy với một tinh thần đầy hưng phấn cho một ngày làm việc mới?

Không những hẹn giờ bật/tắt máy hoàn toàn tự động mà bạn còn có thể định giờ chạy một ứng dụng nào đó, mở ngay các trang web mà bạn sẽ làm việc, nhắc nhở bạn thực hiện một công việc hẹn trước...

Những tính năng hấp dẫn này được gói gọn trong Auto Poweron & Shutdown, dung lượng 1MB, địa chỉ tải bản dùng thử: http://www.lifsoft.com/download/power-on.exe.

Bản full http://rapidshare.de/files/19582665/AutoShut.zip.html

Sau khi cài đặt theo hướng dẫn, chạy chương trình, bạn sẽ thấy giao diện chương trình xuất hiện gồm có ba thẻ chính: Power on, Scheduled tasks, Options.

Thẻ Power on: Tại thẻ này, bạn sẽ thấy có bốn phân vùng: Power on date (chọn những ngày trong tuần chương trình sẽ tự động bật máy tính), Power on time (thiết lập thời điểm bật máy tính chính xác), Shutdown time (thiết lập thời điểm tự động tắt máy), Specified date power on states (tự động bật máy tính vào những ngày đặc biệt).

Ở mục Specified date power on states, bạn nhấn Add để vào hộp thoại Power on date state. Bạn chọn ngày đặc biệt và ghi thông báo nhắc nhở, chọn Enable để cho phép chương trình tự động bật máy tính trong ngày này, nếu không muốn bạn chọn Disable, xong nhấn Ok. Lúc này những thiết lập của bạn sẽ xuất hiện ở khung phía dưới.

Nếu muốn chỉnh sửa thiết lập, bạn nhấp chọn nó và nhấn Edit, nếu muốn xóa bạn nhấn Del, xong nhấn Ok. Chương trình sẽ xuất hiện hai sự lựa chọn: Set up automatically (thiết lập tự động) hoặc Set up manually (thiết lập thủ công). Bạn cứ chọn Set up automatically và nhấn Next.

Nếu mainboard của bạn hỗ trợ chương trình thì sẽ xuất hiện thông báo thành công, còn nếu không thì chương trình buộc bạn phải chọn Set up manually. Với lựa chọn này, bạn phải hiệu chỉnh vài thiết lập liên quan trong CMOS để máy tính tự khởi động vào một thời điểm nhất định. Điều này sẽ khá rắc rối và không linh hoạt bởi nếu muốn thay đổi giờ giấc, bạn phải hiệu chỉnh lại trong CMOS.

Tóm lại, nếu mainboard của bạn đã không hỗ trợ chương trình thì bạn cũng không nên sử dụng các thiết lập ở thẻ này cho mất thời gian. Thẻ Scheduled tasks mới là nơi đáng quan tâm hơn…

Thẻ Scheduled tasks: Đây là nơi để bạn hẹn giờ cho các hoạt động của máy tính một cách cụ thể. Không như thẻ Power on yêu cầu sự hỗ trợ của mainboard, ở đây máy tính của bạn chỉ cần hỗ trợ chức năng Hibernate mà thôi. Từ giao diện thẻ, bạn nhấn New để tạo một nhiệm vụ cho chương trình.

Hộp thoại Edit scheduled task xuất hiện, bạn bắt đầu thiết lập những thuộc tính của nhiệm vụ: tên nhiệm vụ, ngày nhiệm vụ được thực thi, thời điểm bắt đầu, nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ cụ thể chính là những tính năng của chương trình: tắt máy, khởi động lại, khóa máy, Hibernate, Standby, mở tập tin theo đường dẫn, mở tập tin âm thanh (*.wav, *.mp3, *.rm, *.ram, *.ra, *.swf, *.wma, *.midi), chạy ứng dụng, đóng ứng dụng, duyệt địa chỉ web, hiển thị thông báo. Bạn có thể chọn thực hiện cùng lúc nhiều tính năng.

Chẳng hạn, để tạo nhiệm vụ bật máy tính mỗi buổi sáng và báo thức bằng một bản nhạc bạn yêu thích, đồng thời mở trang web báo Tuổi Trẻ Online, các bạn làm như sau:

  • Từ giao diện chương trình, chọn thẻ Scheduled tasks, chọn tiếp New.
  • Trong hộp thoại Edit scheduled task, gõ “Đánh thức” vào ô Task title, chọn Everyday, đặt thời điểm bắt đầu là 6:00:00 AM trong ô Starting time. Xong nhấn Ok. Lúc này bạn đã tạo xong một nhiệm vụ để máy tính khởi động.
  • Tiếp tục, bạn lại chọn New để tạo một nhiệm vụ nữa. Trong hộp thoại Edit scheduled task, bạn cũng làm tương tự như ở nhiệm vụ trước cho đến ô Starting time, bạn đặt chậm hơn nhiệm vụ trước khoảng 5 phút (khoảng thời gian từ lúc máy tính bắt đầu khởi động đến khi vào được màn hình điều khiển), tức là 6:05:00 AM.
  • Bạn đánh dấu kiểm vào ô Open file hoặc ô Play sound rồi chỉ đường dẫn đến vị trí bản nhạc mà bạn thích.
  • Đánh dấu kiểm vào ô Open URL và gõ địa chỉ http:// www.tuoitre.com.vn. Xong nhấn Ok.

Bạn phải tạo hai nhiệm vụ là bởi vì ở thời điểm 6:00:00 AM, máy tính của bạn đang khởi động và tất nhiên là không thể thực hiện các tính năng ở nhiệm vụ thứ hai vào thời điểm này được.

Sau khi đã tạo xong các nhiệm vụ, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trong thẻ Scheduled tasks và có chữ Waiting, tức là đang chờ để thực hiện. Nếu muốn thay đổi, bạn nhấp chọn nhiệm vụ rồi nhấn Edit. Xong, bạn nhấn tiếp thẻ Options.

Thẻ Options: Bạn sẽ lựa chọn những cách thức hoạt động cho chương trình: khởi động cùng hệ thống, hoạt động thu nhỏ trên khay hệ thống và khóa màn hình khi không sử dụng. Đặc biệt, bạn chú ý phía dưới của thẻ này, mục Auto logon (mục này chỉ dành cho các Windows 2000/NT/XP/2003/Vista), bạn nhấp chọn Enable và nhập tên, mật khẩu truy cập hệ thống. Đây là điều kiện cần thiết để chương trình thực hiện các nhiệm vụ của bạn một cách hiệu quả. Xong bạn nhấn Ok.

Bây giờ, bạn chỉ việc Hibernate máy tính, nhớ không tắt nguồn điện và bật sẵn loa. Sáng hôm sau, bản nhạc yêu thích sẽ đánh thức bạn dậy chào đón một ngày mới.

Đ.THIỆN