29 tháng 4, 2006

Tạo mạng LAN cho các máy tính cách xa nhau qua Internet với Hamachi để chơi Game và chia sẽ dữ liệu

Hamachi là một hệ thống mạng riêng ảo (VPN - Virtual Private Network) sử dụng giao thức UDP với “kiến trúc bảo mật mở”.

Sau khi tải chương trình về từ www.hamachi.cc/download (đã có bản Việt hóa) và cài đặt, người dùng có thể kết nối vào mạng Hamachi với một nick name tùy chọn và được cung cấp một ID. Chọn Launch Hamachi để khởi động chương trình. Bấm vào nút Power On ở phía dưới bên trái cửa sổ.

Nếu là lần đầu tiên sử dụng Hamachi, chương trình sẽ xuất hiện một bảng đề nghị bạn tài khoản mới, sau đó bạn sẽ được cấp 1 IP trên mạng LAN. Để tạo một mạng LAN riêng, trên thanh điều khiển bạn hãy chọn nút Create New Network ở giữa. Đặt tên cho mạng tại phần Network Name và tạo mật khẩu cho mạng tại Network pass.

Người khác muốn vào mạng LAN mà bạn đã tạo thì sẽ chọn Join Network, đánh tên và pass của bạn vào. Cứ như vậy ai muốn vào mạng thì cứ đánh đúng tên và pass là được.

Sau khi kết nối thành công, trên máy chủ và máy con sẽ thấy nick và IP của nhau. khi thấy nhau chưa chắt đã thông mạng với nhau, để kiểm tra xem có thông mạng với nhau hay không, bạn nhấp chuột phải vào nick đó và chọn ping . Nếu kết quả là Reply... thì máy chủ và máy con đã kết nối mạng LAN qua ADSL thành công. Nhưng nếu kết quả là Request time out thì yêu cầu cả máy chủ và máy con phải bỏ Firewall trên card LAN thực và card LAN ảo Hamachi (bỏ firewall như sau: vào controlpanel/Network Connections bạn sẽ thấy 2 biểu tượng connection, click phải từng biểu tượng chọn Properties, chọn thẻ Advanced, click nút Settings trong khung Window Firewall rồi chọn offOK)

  • Khai thác các ứng dụng:

1. Chia sẽ dữ liệu:

  • Sau khi kết nối thành công, những người trong cùng mạng có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau một cách bình thường như trong mạng LAN. Tốc độ chia sẽ nhanh hơn gấp 5-10 lần so với cách chia sẽ trong Yahoo!Messenger.
  • Để xem 1 thành viên chia sẽ những gì, bạn click phải vào nick thành viên đó chọn Browse. Bạn chỉ việc copy rồi paste vào máy mình.
  • Để trao đổi, liên lạc (chat) bạn click phải vào nick đó chọn Chat. Đặt biệt người quản lý mạng LAN có quyền Evict (cấm không cho người nào đó gia nhập mạng LAN)

2. Chơi Game trực tuyến:

Hamachi cho phép bạn chơi những game trong mạng LAN như: Counter-Strike 1.6, Age ò Empires 2, Warcraff 3, StaCraff,.... Cách sử dụng cũng giống như trên LAN thật.

Giả sử chúng ta kết nối game Age of Empires 2 cho 2 máy tính AB dựa trên hệ thống mạng LAN - Hamachi qua đường truyền ADSL.

Bước 1 : Máy A và B khởi động chương trình Hamachi, sau đó cả 2 máy tính cùng vào địa chỉ www.hamachi-games.net/index.php?page=14 để tải file dữ liệu kết nối. Bạn tìm tên game mà cả 2 máy dự định muốn chơi trong phần Quick Connect phía bên phải của trang web (trong ví dụ này ta chọn
Age of Empires 2). Clíck chuột vào link đó thì hộp thoại File Download hiện ra, bạn chọn Open thay vì chọn Save As. Tiếp theo bạn nhấp đúp vào tập tin đó để cài đặt mạng LAN mở.
Lúc này, nếu bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn thì trong giao diện Hamachi trên mổi máy sẽ có mạng LAN tên là "HGI - Age
of Empires 2" cùng với nhiều nick name khác của bạn bè.
Sau đó dùng lệnh ping xem 2 máy có thông mạng với nhau chưa.

Bước 2 : Khởi động game
Age of Empires 2 trên cả 2 máy tính.
  • Tại máy A : sẽ làm máy chủ game. Trong giao diện chính của game, vào mục Multiplayer > Local (LAN) TCP/IP Connection, chọn nút Create để khởi tạo máy chủ.
  • Tại máy B : Trong giao diện chính của game, vào mục Multiplayer > Local (LAN) TCP/IP Connection. khi nick name của máy A xuất hiện, bạn click vào nickname đó và nhấn nút Join là xong.

Đối với các game khác bạn thực hiện tương tự.

*Một số điểu cần nói thêm:

Khi kết nối chơi game trực tuyến, phiên bản game trên mỗi máy của thành viên đểu phải giống nhau, và đảm bảo giữa các máy thành viên đểu thông mạng.

Trang
www.hamachi-games.net/index.php?page=2 hiển thị danh sách mà chương trình Hamachi hổ trợ, và có hướng dẩn kết nối chơi một số game thông dụng.

Trường hợp nếi bạn chơi game
Counter-Strike 1.6 mà gặp thông báo lỗi, thì phải tạo thêm tập tin aliases.txt chứa trong thư mục gốc của chương trình Hamachi, như hướng dẫn tại trang www.hamachi-games.net /index.php?page=14.

Bạn có thể khám phá thêm nhiều ứng dụng khác tại http://forums.hamachi.cc

Chúc thành công.

Truy cập máy tính của bạn ở mọi nơi

Với các fan máy tính thì có lẽ không gì lý tưởng hơn là ở bất cứ đâu bạn cũng có thể làm việc với chiếc máy tính của mình. Được như vậy thì dù vô tâm, đãng trí thế nào bạn cũng không bao giờ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười, như khi đến cơ quan rồi mới nhớ ra là đã quên chép theo công việc đang làm dở dang tại nhà. Gặp khách hàng ở đâu bạn cũng có thể giới thiệu ngay phần mềm đang chạy trên máy tính ở văn phòng của mình mà không phải cài đặt gì trên máy tính của họ v.v... Nếu cách đây một vài thập kỷ, mong muốn này gần như bất khả thi, thì nay với sự phát triển rộng khắp và phổ thông của Internet, mong ước ấy đã trở thành hiện thực. Sử dụng chức năng Remote Desktop có sẵn trong phiên bản Windows XP Professional hay dùng giải pháp 'mạng ảo' có tên là VNC của RealVNC, bạn có thể đạt được mong ước này.


Điều kiện vật chất hiện thực mục tiêu trên là máy tính của bạn (gọi là máy chủ, có thể là PC bình thường) phải được cài đặt Windows XP Professional và kết nối Internet. Máy tính dùng để truy cập (client) thì chỉ cần cài đặt 9x trở lên và có cài đặt phần mềm Remote Desktop (có trong bộ đĩa cài đặt Windows XP Professional/Home). Nếu sử dụng giải pháp VNC thì tất cả các máy tính chỉ cần được cài đặt tối thiểu phiên bản Windows 9x. Và cuối cùng là kết nối Internet cho tất cả các máy với tốc độ càng cao càng tốt (nếu dùng ADSL thì rất tốt).

Giải pháp Remote Desktop

Thiết lập máy chủ: Đăng nhập vào máy tính sẽ là máy chủ với tài khoản (account) người dùng có quyền cao nhất (administrator - người quản trị) hoặc thuộc nhóm người dùng Remote Desktop Users (để kiểm tra xem tài khoản của bạn có thuộc nhóm người dùng này không, chọn Start.Run, nhập vào dòng lệnh lusrmgr.msc rồi nhấn phím Enter để vào tiện ích Local Users and Groups). Sau khi đăng nhập hệ thống, nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình desktop (hay trong màn hình Windows Explorer) và chọn Properties. Tại màn hình System Properties, nhấn chọn tab Remote, đánh dấu chọn vào mục có nhãn Allow users to connect remotely to this computer, cuối cùng nhấn phím OK. Nên ghi lại đầy đủ tên máy tính cùng với các thông tin về Domain và Group để sử dụng sau này.


Thường thì tài khoản của người sử dụng được gán quyền administrator đều được phép truy xuất từ xa từ các máy tính khác trong mạng. Nếu tài khoản mà bạn định sử dụng để thực hiện tác vụ truy cập từ xa không thuộc administrator thì nhấn nút Select Remote Users trong tab Remote ở màn hình System Properties. Nếu thấy tên tài khoản của mình hiện trong danh sách của màn hình Remote Desktop Users thì thôi, còn không bạn nhấn tiếp nút có nhãn Add rồi nhập vào tên các tài khoản được phép truy cập từ xa vào máy tính, các tên cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;), nhập xong nhấn liên tiếp hai phím OK để đóng tất cả các cửa sổ vừa mở. Tránh sử dụng mật khẩu có những khoảng trắng đối với account được phép truy cập máy tính từ xa. Nếu có tài khoản nào chưa gán mật khẩu (password), bạn cần tạo cho nó: Nhấn chuột chọn Start.Run, nhập vào dòng chữ nusrmgr.cpl, rồi nhấn phím Enter. Chọn từng tài khoản một rồi nhấn nút Create a password và tiến hành thủ tục khai báo mật khẩu cho tài khoản vừa chọn.

Kinh nghiệm sử dụng cho thấy, thay vì khai báo tên máy tính để truy xuất từ xa thì nên sử dụng địa chỉ IP. Thủ tục xem thông tin địa chỉ IP của một máy tính như sau: Nhấn chuột phải vào biểu tượng My Network Places, chọn menu Properties. Trong cửa sổ Network Connections nhấn kép chuột vào biểu tượng có nhãn Local Area Connection, nhấn chuột chọn tab Support, địa chỉ IP của máy là chuỗi chữ số có 4 nhóm cách nhau bằng dấu chấm nằm trong mục IP Address (Xem hình 1).

Thiết lập máy client: (lưu ý, khi thực hiện thủ tục này thì máy tính chủ Remote Desktop phải đang hoạt động và kết nối Internet): Nếu máy tính của bạn chạy các phiên bản Windows khác XP thì phải cài đặt bổ sung một số tập tin trên đĩa CD-ROM cài đặt Windows XP. Đưa CD-ROM Windows XP Home hoặc Professional vào ổ đĩa CD, nhấn chuột chọn chức năng Perform additional tasks trong danh sách chọn lựa cách cài đặt, chọn mục Set up Remote Desktop Connection ở màn hình tiếp theo rồi tuần tự thực hiện các bước cài đặt chức năng Remote Desktop theo hướng dẫn trên màn hình.

Giải quyết vấn để tường lửa: Nếu máy tính chạy Remote Desktop của bạn được bảo vệ bằng 'tường lửa' (firewall) thì nên thảo luận với người quản trị mạng để cấu hình thích hợp cho máy tính và mạng, đôi khi chính bạn phải tự mình cấu hình lại các thiết bị mạng như router, gateway hay firewall để máy tính bên ngoài có thể đi xuyên qua và tìm thấy máy bên trong.

Truy cập từ xa: Sau khi đã thiết lập kết nối Internet, nhấn Start.Programs (hay All Programs).Accessories.Communications.Remote Desktop Connection, nhập tên/địa chỉ IP của máy tính cần truy cập rồi nhấn phím Connect (xem hình 2). Bạn sẽ nhìn thấy màn hình Login của máy chủ ở xa, sau khi thủ tục đăng nhập hoàn tất, máy chủ ở xa sẽ tự động khóa lại để tránh bị ai đó ở gần tình cờ sử dụng vào công việc khác. Nếu bạn đăng nhập vào máy chủ ở xa với tài khoản khác với tài khoản đang làm việc trên máy tính này, bạn sẽ nhận được thông báo đã có tài khoản khác đăng nhập trước. Nếu bạn nhấn 'Yes' để tiếp tục, sẽ có một thông báo xuất hiện trên máy chủ ở xa để xin phép kết nối. Lúc này, nếu người sử dụng trên máy chủ nhấn 'No' thì bạn sẽ không truy cập được. Nếu không có ai ở máy chủ, thông báo sẽ tự động biến mất sau vài giây, và bạn có thể đăng nhập.

Khắc phục sự cố: Như đã đề cập, nếu máy client không tìm thấy máy chủ ở xa theo tên, bạn hãy dùng địa chỉ IP. Nếu cũng không được thì nên tham khảo chuyên gia về mạng máy tính để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân khắc phục. Cũng nên sử dụng chức năng hướng dẫn khắc phục sự cố của Windows XP để nghiên cứu các lỗi Remote Desktop vừa xảy ra. Thủ tục thực hiện như sau: Nhấn Start.Help and Support rồi nhập chuỗi tìm kiếm 'Troubleshooting Remote Desktop' trong ô Search, nhấn Enter. Bạn sẽ thấy danh sách các chủ đề phân theo loại thông báo lỗi (xem hình 3).

Giải pháp VNC

Nếu không muốn sử dụng chức năng Remote Desktop của Windows XP, bạn có thể xem xét sử dụng các phần mềm tiện ích có chức năng tương tự. Ở đây dùng phần mềm RealVNC (tải về sử dụng miễn phí tại địa chỉ www.realvnc.com) làm ví dụ để hướng dẫn quy trình thiết lập và khai thác.

Cài đặt: phần mềm VNC có hai thành phần, VNC Server cài đặt trên máy tính dùng làm máy chủ và VNC Viewer cài đặt vào các máy tính sẽ truy xuất máy tính chạy VNC Server (client).

Tại máy tính dùng làm máy chủ, sau khi cài đặt xong RealVNC và nếu RealVNC chưa chạy thì nhấn Start.Programs.RealVNC.Run VNC Server. Biểu tượng của RealVNC sẽ xuất hiện tại khay hệ thống. Nhấn kép vào biểu tượng này để mở giao diện RealVNC Server và khai báo các thông số hoạt động cần thiết. Nên khai báo mật khẩu truy cập hệ thống để an toàn (hình 4). Ghi lại địa chỉ IP của máy tính cài đặt VNC Server để tiện cho việc truy xuất từ xa thông qua VNC Viewer (để con trỏ chuột trên biểu tượng RealVNC nằm trên khay hệ thống khoảng vài giây sẽ hiện ra địa chỉ IP của máy).

Cũng giống như Remote Desktop của Windows XP, nếu cần truy xuất các máy tính nằm sau 'tường lửa' bạn phải thực hiện thêm một số thủ tục khai báo như trình bày trong mục Giải quyết vấn đề 'tường lửa', tham khảo thêm hướng dẫn trực tuyến của RealVNC (http://www.realvnc.com/firewall).

Khai thác: Nhấn Start.Programs (hay All Programs).RealVNC.Run VNC Viewer để khởi động RealVNC, nhập địa chỉ IP của máy tính chạy VNC Server, nhấn OK. Tùy theo tốc độ đường truyền, bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình desktop của máy tính chạy VNC Server trên cửa sổ VNC Viewer. Từ giờ trở đi bạn có thể thực hiện mọi thao tác trên máy tính VNC Server như đang ngồi thực sự tại máy tính này. Tuy nhiên, một vài tổ hợp phím chức năng như Alt-Tab chỉ có hiệu lực với máy tính chạy VNC Viewer. Điều này hơi phiền toái nếu bạn quen dùng Alt-Tab để chuyển qua lại giữa các ứng dụng, nhưng bạn có thể thực hiện thao tác này bằng chuột.

Tăng tốc: Cho dù sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao thì hệ thống VNC vẫn có thể chạy rất chậm do thông tin chuyển giao trên hệ thống không chỉ đơn thuần là dữ liệu mà còn có các hình ảnh giao diện của màn hình máy tính chạy VNC Server. Để tăng tốc hệ thống, chúng ta nên lược bỏ bớt một số thiết lập không thật cần thiết như ảnh màn hình nền, hiệu ứng con trỏ chuột, trang trí thanh tiêu đề... Thủ tục thực hiện như sau: Nhấn kép chuột vào biểu tượng RealVNC ở khay hệ thống, bỏ đánh dấu chọn các mục không cần dùng như Remove Desktop Wallpapers..., cuối cùng nhấn OK. Tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng trực tuyến của VNC tại find.pcworld.com/41724.

Lê Thu, PC World